Tản mạn về tương lai mô hình chuỗi

1. TMĐT – Sát thủ chuỗi

  • Những năm trở lại đây ở Việt Nam (với thế giới là vài chục năm), các mô hình chuỗi nổi lên với ưu thế về khả năng tăng trưởng quy mô thần tốc. Một trong những công thức góp phần thành công chính cho mô hình chuỗi là: Mở nhiều điểm bán để tiếp cận với nhiều khách hàng -> Phát huy lợi thế về quy mô -> có lợi thế về chi phí -> đặt giá bán khiến các đối thủ khác không thể cạnh tranh (trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị tương đương) -> chiếm lĩnh và bảo vệ thị phần, gia tăng giá trị khách hàng.
  • Tuy nhiên, thế mạnh này đang dần trở thành điểm yếu của mô hình chuỗi, khi mà gần đây có một mô hình khác không cần mở nhiều cửa hàng vẫn tiếp cận được vô số khách hàng để đạt lợi thế về quy mô. Đó là “Thương mại điện tử”. Với chi phí mặt bằng khổng lồ khó có thể thể cắt giảm, mô hình chuỗi đang dần bị TMĐT dùng giá bán đá ra khỏi sân chơi làm chủ mạng lưới phân phối. Minh chứng rõ nhất là cách mà Amazon đang làm mưa làm gió 2 thập kỷ gần đây, loại bỏ các cửa hàng sách truyển thống, đe dọa ngành xuất bản, gặm nhấm từ từ thị phần các chuỗi bán lẻ như Walmart, Costco, Marcy,…

Vậy TMĐT có phải là kẻ rung chuông hồi kết cho mô hình chuỗi?

  • Câu trả lời đúng một phần trong tương lai gần, và có thể đúng hoàn toàn trong một thế giới xa hơn. Hiện tại, con hào cuối cùng mà mô hình chuỗi còn giữ được trước TMĐT là trải nghiệm trực tiếp của khách hàng tại các cửa hàng. Nếu tôi mua cốc coffee ở Starbuck chỉ vì nó ngon, hẳn tôi sẽ không còn là khách hàng của Starbuck khi tìm thấy ly cafe ngon tương tự qua Grab, với giá bằng một nửa. Nhưng nếu tôi đến Starbuck vì trải nghiệm không gian tại quán, có lẽ còn rất lâu nữa Grab mới làm được điều tương tự. Trước làn sóng xâm lăng của TMĐT, loại mô hình chuỗi nào dễ bị tổn thương nhất?

– Đứng đầu danh sách là các chuỗi phân phối, bán lẻ: Các chuỗi này lớn lên bằng giá rẻ, và cũng sẽ nằm xuống vì giá rẻ. Có một ngách nhỏ cho loại hình chuỗi này là phân phối các sản phẩm độc quyền, nơi mà các nhà sản xuất vẫn còn dè dặt về khả năng làm chủ giá phân phối khi hợp tác với các ông lớn TMĐT. Một số nhà sản xuất có tiềm lực lớn cũng có thể tự xây dựng chuỗi phân phối cho riêng mình.
– Tiếp theo là mô hình chuỗi dịch vụ: Nói về dịch vụ hẳn nhiều người nghĩ đây sẽ là thành trì cuối cùng của mô hình chuỗi vì khách hàng cần tương tác và trải nghiệm liên tục trong quá trình sử dụng dịch vụ. Nhưng có lẽ chúng ta quên rằng đó phải là trải nghiệm “tại cửa hàng”. Như vậy các mô hình chuỗi dịch vụ có hàm lượng sức lao động con người lớn sẽ bị đe dọa bởi các nền tảng kết nối như Spa, giáo dục,… Các trường học, trung tâm sẽ trở nên vô dụng khi học sinh được học online, khách hàng được nhân viên spa chăm sóc tại nhà. Các chuỗi dịch vụ có hàm lượng giá trị đầu tư máy móc, tài sản lớn như vui chơi giải trí, phòng gym, chăm sóc sức khỏe (có sử dụng máy móc hiện đại),… vẫn sẽ được yên ổn trong tương lai gần.
– Cuối cùng là mô hình chuỗi FnB, nơi giá trị được kết hợp giữa trải nghiệm không gian cửa hàng và đồ ăn thức uống. Các chuỗi theo đuổi giá trị trải nghiệm không gian cho khách hàng sẽ đứng vững, trái lại những kẻ kéo khách chỉ vì ngon và rẻ (và thường là không bổ) sẽ ra đi trước tiên.
2. Các ông lớn chuỗi làm gì?

  • Bản thân mô hình chuỗi cũng chỉ là một phương tiện phân phối, vì vậy các ông lớn về chuỗi không dại gì chống lại TMĐT một cách cố chấp, điều họ đang làm là sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng loại bỏ mỗ hình cũ không còn thích hợp và đi theo những xu hướng mới. Các mô hình lai như Omni channel, O2O được xem là bước đệm thích hợp trong quá trình chuyển đổi, phù hợp với hiện trạng thị trường, kết hợp được điểm mạnh của mỗ hình chuỗi cũ với xu hướng TMĐT mới.

– Các chuỗi bán lẻ tiêu dùng ngày càng chú trọng vào kênh bán hàng TMĐT bằng cách tự xây dựng hoặc mua lại các nền tảng phân phối của riêng mình. Có lẽ cái tên đáng chú ý nhất là Walmart với hàng loạt thương vụ thâu tóm nhằm củng cố vị thế “trên mạng” và cạnh tranh trực tiếp với Amazon như Jet.com, Shoes.com, Bare Necessities,…
– Các chuỗi FnB ngoài việc phát triển kênh đặt hàng trực tuyến, họ có cũng có xu hướng chuyển đổi điểm bán theo hướng tinh gọn hơn, các mô hình điểm bán takeaway, pickup,… với chi phí nhỏ, linh hoạt, dễ dàng chuyển đổi như một note trong chuỗi cũng ứng đang được các ông lớn như Starbuck, McDonald’s,… chú trọng phát triển.
– Các chuỗi dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục bắt đầu ý thức hơn về tầm quan trọng của các nên tảng kết nối sau đại dịch Covid, hay xu hướng “đóng gói khóa học” ngày càng nở rộ cũng cho thấy sự chuyển mình trong ngành này.

  • Kết luận, cho dù mô hình chuỗi hiện tại vẫn là kênh kinh doanh, đầu tư hấp dẫn nhưng chẳng thể nói trước được điều gì với tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các trải nghiệm của khách hàng có thể được “ảo hóa” mà vẫn giống như thật. Với các tiến bộ về trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học, các cảm xúc, giác quan của con người hoàn toàn có thể bị can thiệp để tạo ra các trải nghiệm như vậy trong tương lai không xa. Đó có thể là dấu chấm hết cho mô hình chuỗi.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
Hướng dẫn copy sản phẩm từ Tiktok shop của đối thủ

Cách copy sản phẩm từ Tiktok shop của đối thủ

0
Khi sử dụng Ship Xanh, không chỉ có thể copy sản phẩm của chính shop của mình cho mục đích nhân bản shop, copy...
cách lấy link sản phẩm tiktok shop

Cách lấy link sản phẩm Tiktok Shop

0
Để copy sản phẩm từ Tiktok shop của người khác về shop của mình, chúng ta cần lấy được link sản phẩm đó. Cách đơn...
Copy sản phẩm từ Shopee đối thủ

Cách copy sản phẩm từ Shopee của người khác

0
Trên máy tính, chỉ cần trình duyệt web của bạn có sử dụng tiện ích Ship Xanh là có thể sao chép sản phẩm...
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon