FPT phát triển sản phẩm Make in Viet Nam thúc đẩy kinh tế số

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) diễn ra ngày 8/12 với điểm nhấn là phần trao giải Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022.

Trong khuôn khổ sự kiện, hai sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ Made by FPT cũng đã được vinh danh tại hạng mục kinh tế số. Cụ thể, FPT Cloud – Điện toán đám mây thế hệ mới đạt giải Vàng và FPT.eSign – Dịch vụ chữ ký số từ xa vào Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số. Đại diện đơn vị cho biết, giải thưởng là động lực để các doanh nghiệp công nghệ, trong đó có FPT tiếp tục sáng tạo đổi mới, đóng góp hơn nữa vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

FPT Cloud là nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới, sản phẩm chiến lược của Tập đoàn FPT với hơn 50 dịch vụ từ dịch vụ hạ tầng (IaaS), tới nền tảng (PaaS) và đa dạng ứng dụng (SaaS) từ FPT cùng các đối tác trên toàn thế giới. Sự am hiểu thị trường bản địa cùng nền tảng công nghệ mạnh mẽ được công nhận bởi quốc tế là thế mạnh của FPT Cloud, giúp hỗ trợ một cách linh hoạt, mọi lúc mọi nơi để đáp ứng mọi nhu cầu đặc thù trong từng lĩnh vực.

Sản phẩm có hơn 30.000 lập trình viên cùng hơn 2.400 doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực đã tin tưởng sử dụng. Trong đó, hơn 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam có thể kể đến như: Đất Xanh Group, Ngân hàng thế giới World Bank, Hệ thống 600 nhà thuốc Long Châu… FPT Cloud đảm bảo những yêu cầu khắt khe về thiết kế hệ thống và an toàn thông tin, tính ổn định và sẵn sàng mở rộng, tuân thủ các tiêu chí an toàn bảo mật hàng đầu như PCI DSS, ISO/IEC 27017:2015…

Đại diện FPT Cloud nhận giải Vàng. Ảnh: FPT

Đại diện FPT Cloud nhận giải Vàng sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số. Ảnh: FPT

FPT.eSign là dịch vụ ký số từ xa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. FPT.eSign cho phép xử lý hơn 100 giao dịch mỗi giây, đảm bảo ổn định cả khi đột biến lượng lớn giao dịch. Bên cạnh đó, sản phẩm được xây dựng trên kiến trúc chuẩn toàn cầu, cho phép tích hợp, triển khai nhanh chóng (chỉ từ một tuần) theo mọi mô hình kinh doanh. Người dùng có thể ký số linh động mọi lúc, mọi nơi mà không bị phụ thuộc vào thiết bị phần cứng như USB Token hay SIM.

Đến nay, FPT.eSign đã vượt qua các bài kiểm tra kỹ thuật và bảo mật để được sử dụng tại hơn 20 ngân hàng, tổ chức tài chính trên toàn quốc như FE Credit, Home Credit, HDSaison, Mcredit, CIM… cùng hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Sản phẩm có thể tích hợp vào các phần mềm khác do FPT IS phát triển như Hợp đồng điện tử FPT.eContract, Hóa đơn điện tử FPT.eInvoice, Giải pháp Số hóa quy trình và giao việc tự động FPT SPro… qua đó, tạo ra cú hích mạnh mẽ trong hoạt động vận hành, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trước đó, tại VFTE lần thứ hai, nhiều sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ của FPT cũng được vinh danh tại giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam. Các sản phẩm gồm akaBot – Giải pháp tự động hóa quy trình doanh nghiệp; FPT.AI – Nền tảng trí tuệ nhân tạo; akaChain – Nền tảng blockchain cho doanh nghiệp; FPT.EagleEye – Giải pháp giám sát an toàn và phản ứng sự cố; CodeLearn – Nền tảng dạy và học lập trình trực tuyến; FPT.iBus – Hệ thống Quản lý và điều hành vận tải xe buýt thông minh và Base.vn – Nền tảng quản trị doanh nghiệp số một Việt Nam.

Đại diện FPT.eSign nhận giải Top 10. Ảnh: FPT

Đại diện FPT.eSign nhận giải Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số. Ảnh: FPT

Tập đoàn FPT đại diện cho “cánh chim đầu đàn” trên con đường toàn cầu hóa, với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện diện tại 27 quốc gia và nhiều thành tựu nổi bật. Tại diễn đàn, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa và đại diện các công thành viên của tập đoàn tại Nhật Bản và Singapore đã đối thoại, hiến kế để phát triển cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Đơn vị cũng trưng bày giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ số tiêu biểu tại khu vực triển lãm.

Năm 2022 cũng là năm đầu tiên, VFTE được kết nối trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật Bản, Singapore. Là doanh nghiệp tiên phong toàn cầu hóa và hiện là doanh nghiệp công nghệ thông tin nước ngoài hàng đầu tại Nhật Bản, Singapore, FPT được Bộ Thông tin và Truyền thông giao trọng trách kết nối các doanh nghiệp tại hai đầu cầu này.

Các doanh nghiệp tại hai đầu cầu quốc tế cùng tham gia diễn đàn. Ảnh: FPT

Các doanh nghiệp tại hai đầu cầu quốc tế cùng tham gia diễn đàn. Ảnh: FPT

Chia sẻ tại phiên tham luận của Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT cho biết việc tích lũy kinh nghiệm, năng lực công nghệ sau 20 năm tại nước ngoài giúp chúng tôi trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao.

Ông lấy ví dụ như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khóan TP HCM, Hệ thống quản lý thuế TMS, Hệ thống vé tàu điện tử, Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội quốc gia.

Vị Tổng giám đốc cũng đưa ra 5 đề xuất và cam kết FPT sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của ngành và đất nước. Theo ông, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành công nghệ thông tin, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần có một cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ.

“Với vai trò tập đoàn tiên phong công nghệ thông tin, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam tại cả thị trường trong nước và nước ngoài, thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”, ông nhấn mạnh.

Để làm được điều này, FPT đưa ra 5 đề xuất. Một là Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho doanh nghiệp. Hai là thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số Make in Vietnam cho từng ngành, từng lĩnh vực. Ba là thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ và bốn là đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số Quốc gia. Và năm là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

5 đề xuất thúc đẩy nâng cao giá trị thương hiệu Việt trên toàn cầu từ FPT. Ảnh: FPT

5 đề xuất thúc đẩy nâng cao giá trị thương hiệu Việt trên toàn cầu từ FPT. Ảnh: FPT

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là chương trình thường niên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Ở năm thứ tư, VFTE 2022 hướng tới thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột – Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon