Ái nữ May Tân Phú chia sẻ chi tiết về việc khai sinh Rabity: Sự hoài nghi từ thế hệ trước và cách Founder tinh tế tìm kiếm logo cho thương hiệu mới

“Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề may, lớn lên trong tiếng máy may, nên niềm đam mê thời trang, hàng may mặc đã có trong máu”

Chị Trần Hồng Hạnh – Founder thương hiệu thời trang Rabity – chia sẻ trong series podcast Chapter 0 do Rising Vietnam sản xuất.

"Ái nữ" May Tân Phú kể lại "buổi họp HĐQT trên bàn ăn tối": Thuyết phục gia đình khai phá "đại dương xanh", trước khi khai trương 1 ngày mới được đồng ý tên thương hiệu - Ảnh 1.

Chị Trần Hồng Hạnh – Founder thương hiệu thời trang trẻ em Rabity.

“Đại dương xanh” trên thị trường thời trang trẻ em

“Tôi nhận thấy thị trường thời trang trẻ em tại thời điểm đó như một “đại dương xanh”. Đồng nghiệp của tôi gặp khó khăn khi muốn mua sản phẩm thời trang an toàn, phù hợp cho con mình.

Một số người có thu nhập cao sẽ mua hàng xách tay từ nước ngoài vì các thương hiệu ngoại không có mặt tại Việt Nam cách đây 10 năm. Mua hàng xách tay tốn thời gian và chi phí cao. Cách thứ hai là mua hàng ngoài chợ hoặc cửa hàng trên đường, thường là hàng xuất dư hoặc hàng Trung Quốc.

Từ đó, tôi nghĩ rằng mình có cơ hội làm một thương hiệu thời trang Việt Nam, tin tưởng và gần gũi với các phụ huynh, với mức giá hợp lý”, chị Hạnh nói về ý tưởng thành lập Rabity.

"Ái nữ" May Tân Phú kể lại "buổi họp HĐQT trên bàn ăn tối": Thuyết phục gia đình khai phá "đại dương xanh", trước khi khai trương 1 ngày mới được đồng ý tên thương hiệu - Ảnh 2.

Những buổi “họp hội đồng quản trị” trên bàn ăn

Mặc dù sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề may, khi muốn mở thương hiệu bán lẻ riêng, chị Hạnh gặp sự nghi ngờ của thế hệ trước, vì mô hình của May Tân Phú là sản xuất và gia công cho các thương hiệu khác.

Mọi người thắc mắc tại sao phải tạo ra một thương hiệu riêng khác với tên hiện tại. Những người điều hành doanh nghiệp tin rằng nên giữ tên Tân Phú, vì đó là tên đã được xây dựng từ lâu.

Tôi vẫn nhớ cửa hàng đầu tiên tại Vincom Đồng Khởi khá nhỏ. Trước ngày khai trương, tên cửa hàng trên bảng thiết kế vẫn là Tân Phú. Qua rất nhiều cuộc đối thoại, được gọi là “buổi họp hội đồng quản trị trên bàn ăn tối”, mọi người cuối cùng đồng ý đổi tên thành Rabity.

Quyết định đó được đưa ra chỉ 1 ngày trước thời điểm khai trương. Tôi đã tìm một font có sẵn trên powerpoint để làm logo thương hiệu, sau đấy mang ra cửa hàng để làm biển thay thế thật nhanh, sau này mới có thời gian để thuê họa sĩ, ekip chuyên nghiệp thiết kế ra logo bây giờ.

Hiện nay, Rabity có khoảng 50 cửa hàng trên toàn quốc, cùng 2 chi nhánh tại Campuchia. Thương hiệu này còn là đối tác duy nhất của Disney & Marvel và ELLE Kids trong lĩnh vực thời trang trẻ em từ 0 – 14 tuổi tại Việt Nam.

"Ái nữ" May Tân Phú kể lại "buổi họp HĐQT trên bàn ăn tối": Thuyết phục gia đình khai phá "đại dương xanh", trước khi khai trương 1 ngày mới được đồng ý tên thương hiệu - Ảnh 3.

Do công ty Tân Phú cung cấp hàng may mặc cho nhiều chuỗi siêu thị trên toàn quốc, Rabity hưởng lợi từ kinh nghiệm và hiểu biết về thị hiếu, đặc điểm thời tiết khác nhau giữa các vùng miền.

Chị Hạnh cho biết rằng khi bắt đầu kinh doanh, các bạn trẻ nên tìm hiểu kỹ về dung lượng thị trường. Quá tập trung vào niềm đam mê của mình có thể làm mất tầm nhìn vì không phải ai cũng thích và cần sử dụng sản phẩm.

Đã có nhiều trường hợp sản phẩm thời trang rất đẹp và độc đáo, nhưng quy mô thị trường nhỏ nên khó phát triển thành doanh nghiệp lớn và bền vững.

Sau quá trình kinh doanh trên thị trường thời trang trẻ em, tôi nhận thấy rất nhiều thương hiệu nội địa gia nhập. Họ không chỉ là đối thủ, mà còn là những đồng hành trong khám phá thị trường”, Founder Rabity nói về những thay đổi trong ngành thời trang.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon