Đại biểu Quốc hội giục bỏ độc quyền vàng miếng

Thảo luận về kinh tế xã hội sáng 29/5, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu bất cập trong quản lý thị trường vàng.

Theo ông, giá trong nước và thế giới chênh lớn, dẫn tới buôn lậu kim loại quý diễn biến phức tạp. Việc này làm chảy máu ngoại tệ, khả năng tác động tiêu cực tới ổn định kinh tế vĩ mô.

“Đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tạm thời, giá vẫn không giảm mà tăng. Cần giải pháp dài hạn quản lý ổn định thị trường vàng, bỏ độc quyền vàng miếng và cho phép nhập khẩu mặt hàng này của Nhà nước”, ông Hòa nói.

Quan điểm đã tới lúc bỏ độc quyền vàng miếng cũng được giới chuyên gia ủng hộ, coi đây là giải pháp dài hạn để giá trong nước không còn đắt một cách vô lý so với thế giới.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị nhà chức trách sửa, bổ sung Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó, cho phép doanh nghiệp nhập vàng nguyên liệu, in vàng miếng dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, theo đề xuất của đại biểu Quốc hội.

Ngoài các giải pháp cho thị trường kim loại quý, theo ông Hòa, lãi suất tiền gửi cũng cần hấp dẫn hơn, để “người dân chọn gửi tiền vào ngân hàng, thay vì mua vàng”.

“Giá tăng cao do nhu cầu quá lớn, người dân rút tiền gửi ngân hàng để mua vàng”, ông nói.

Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh cũng góp ý Ngân hàng Nhà nước cần sớm sửa Nghị định 24, để xử lý những bất cập trên thị trường.

“Không để cho vàng miếng ‘làm mưa làm gió’ như thời gian qua”, ông nói.

Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Lo “tiền đổ vào vàng” cũng được nhiều đại biểu nêu khi thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội hôm 23/5. Theo họ, một số giải pháp bình ổn thị trường vàng được đưa ra, như tăng cung qua đấu thầu chưa đem lại hiệu quả. Giá trong nước vẫn tăng, chênh lệch với quốc tế chưa được thu hẹp.

Ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nói, đấu thầu vàng vừa qua là “đấu thầu ngược”. Giá sàn – mức nhà chức trách công bố để doanh nghiệp bỏ thầu – cao. Khi doanh nghiệp trúng thầu, họ phải bán ra mức cao hơn mua vào, làm giá tiếp tục tăng.

Trong khi đó, một số đại biểu khác cho rằng, ngoài sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu phát hành các chứng chỉ vàng. Khi đó, doanh nghiệp mua vàng bao nhiêu cũng được, nhưng giá tham chiếu và toàn bộ vàng để tại Ngân hàng Nhà nước.

Thực tế thời gian qua, khi giá vàng trong nước tăng nóng, tình trạng nhiều người đổ đi mua vàng đã xảy ra. Một số thời điểm, nhiều thương hiệu lớn đã “cháy hàng” với vàng miếng và nhẫn trơn. Từ 22/4, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu gọi thầu vàng miếng SJC để tăng cung cho thị trường, sau 9 phiên, có 6 phiên thành công. Tổng cộng hơn một tháng qua, trên 48.000 lượng vàng miếng được nhà điều hành tung ra thị trường.

Tuy vậy, hôm 27/5, cơ quan quản lý cho biết dừng đấu thầu vàng, sẽ giao 4 ngân hàng quốc doanh trực tiếp bán vàng miếng cho người dân.

Đề xuất huy động ngoại tệ trong dân

Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Bến Tre, phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế xã hội, sáng 29/5. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Cũng góp ý tại phiên thảo luận sáng nay, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó chủ tịch thường trực tỉnh Bến Tre, kiến nghị cần có giải pháp huy động ngoại tệ trong dân.

“Cần tính toán huy động nguồn lực, kể cả nội tệ, ngoại tệ trong dân, để dành đầu tư phát triển, thay vì đi vay nước ngoài”, ông đề xuất.

Ông phân tích, hiện mỗi năm kiều hối gửi về trong nước khoảng 20 tỷ USD. Thực tế hiện nay người dân giữ đồng đôla và luôn theo dõi động thái điều hành ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước qua tỷ giá trong tâm.

“Trường hợp tỷ giá trung tâm tăng, người dân càng găm giữ USD”, ông Sơn nhận xét.

Hiện, lãi suất huy động USD được duy trì 0%, trong lúc các nước xung quanh đã tăng lãi suất USD, thậm chí mức lãi của Mỹ quanh 5,25-5,5% một năm.

Tại báo cáo gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều hành tỷ giá linh hoạt, đồng bộ với khung chính sách tiền tệ, để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, cơ chế tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt theo hai chiều tăng, giảm và biên độ tỷ giá USD/VND hàng ngày +/- 5%, trước tháng 10/2022 là +/=3%. Biên độ này theo nhà điều hành là linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường, góp phần hấp thụ các cú sốc bên ngoài.

Trong những giai đoạn thị trường chịu tác động bất lợi từ bên ngoài (2022-2024), Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản. Cơ quan này mua vào khi thị trường thuận lợi để bổ sung dự trữ ngoại hối, duy trì thị trường được thông suốt.

Năm ngoái, VND mất giá khoảng 2,9% so với USD, được nhà điều hành đánh giá là “ổn định so với xu hướng đồng tiền các nước”, như nhân dân tệ là 3,2%, yen Nhật 8,74 %.

Anh Minh

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
theo dõi đơn hàng hoàn

Kiểm soát đơn Hoàn – Hủy

0
Nếu không kiểm soát, bạn sẽ mất tài sản, nỗi đau này rất lớn vì mất cả gốc lẫn lời. Nếu dùng Ship Xanh...

Cách xem nhanh % phí sàn Shopee, Tiktok, Lazada trên danh sách đơn

0
Phí các sàn đang trải dài từ x cho đến xx %, cho nên việc theo dõi phí của sàn là vô cùng cần...
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon