Người dân bị lừa đảo trực tuyến 10.000 tỷ đồng một năm

Tại hội thảo Nâng cao bảo mật, an toàn cho giao dịch không tiền mặt, do báo Tuổi Trẻ, Napas, Sở Công thương TP HCM tổ chức chiều 14/6, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an, cho biết: “Bảo mật là thách thức lớn nhất của thanh toán không tiền mặt vì mọi thứ diễn ra trên môi trường Internet, có đặc tính ẩn danh, gây khó khăn trong việc truy vết”.

Ông Giang cho biết cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp, nhưng tội phạm công nghệ cao đang diễn biến ngày càng phức tạp, móc nối các nhóm trong và ngoài nước, tổ chức những kịch bản chuyên nghiệp khiến nhiều người mắc bẫy.

Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), trong sự kiện Không tiền mặt ngày 14/6, tại TP HCM. Ảnh: Quang Định

Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong sự kiện Không tiền mặt ngày 14/6, tại TP HCM. Ảnh: Quang Định

Phó cục trưởng dẫn số liệu từ Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam cho thấy năm 2023 ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, tổng số tiền người dân bị lừa đảo trên mạng khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng. 91% vụ lừa đảo liên quan đến tài chính. Trong đó 73% người dùng bị lừa qua hình thức tin nhắn, cuộc gọi khi dùng mạng xã hội, điện thoại di động.

Tại hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang chỉ ra các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất ở Việt Nam gồm: Lừa nâng cấp lên 4G, 5G để chiếm quyền kiểm soát sim điện thoại, từ đó đánh cắp tiền trong ví điện tử, tài khoản ngân hàng; Lừa cài đặt phần mềm giả danh cơ quan thuế, ứng dụng định danh điện tử; Dùng thiết bị BTS để gửi tin nhắn giả danh ngân hàng, lừa người dùng làm theo hướng dẫn trên đường link giả mạo; Giả nhân viên ngân hàng, tổ chức tài chính để lấy thông tin tài khoản người dùng; Tấn công vào máy chủ nội bộ của ngân hàng ở mức cao nhất, tự thay đổi số điện thoại khách hàng để thực hiện giao dịch trái phép; Lừa đảo qua Zalo, Wechat, dẫn dụ yêu cầu chuyển khoản để mua hàng rồi chặn liên lạc; Kêu gọi đầu tư tài chính, đa cấp, giao dịch ngoại hối, tiền ảo, tiền số, chọn nhị phân; Giả mạo chuyên gia, dụ nạp tiền vào các sàn chứng khoán giả; Kêu gọi làm cộng tác viên sàn thương mại điện tử việc nhẹ lương cao.

Theo ông Giang, để ngăn chặn các hành vi lừa đảo trên không gian mạng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách để ban hành luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, tiếp tục phối hợp để ngăn chặn sim rác, tài khoản ảo. “Chúng tôi sẽ tăng cường làm việc với các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook để ngăn hoạt động lừa đảo. Việc này khó khăn nhưng sẽ quyết tâm làm”, Phó Cục trưởng chia sẻ.

Lý giải về việc lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều và phức tạp, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước, cho biết sự phát triển nhanh của hình thức thanh toán không tiền mặt ở Việt Nam cũng dẫn đến một hệ lụy là ngành ngân hàng đối mặt với những rủi ro và thách thức về an ninh, bảo mật, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản của người dân bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Tính đến hết 2023, Việt Nam có 182 triệu tài khoản thanh toán, tương đương 87% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng.

Trong khi đó, ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), cho biết hầu hết khách hàng bị mất tiền đã cài ứng dụng giả mạo thuế hoặc cơ quan khác, qua đó cho phép kẻ lừa đảo chiếm đoạt quyền truy cập điện thoại hoặc đánh cắp thông tin từ xa.

Để hạn chế vấn nạn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2345 yêu cầu từ 1/7, các tổ chức tín dụng phải xác thực sinh trắc học với giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng. Việc áp dụng sinh trắc học đối chiếu với dữ liệu dân cư quốc gia trong giao dịch ngân hàng trực tuyến, đều được các chuyên gia đồng thuận là giải pháp hạn chế nạn lừa đảo trực tuyến.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng đánh giá việc bắt buộc xác thực sinh trắc học khi đổi thiết bị đăng nhập ứng dụng sẽ giúp vô hiệu hóa các giao dịch do kẻ lừa đảo thực hiện trên thiết bị không phải là điện thoại của khách hàng. Bên cạnh đó, giải pháp sinh trắc học cũng hạn chế vấn nạn dùng tài khoản ngân hàng đi thuê để rửa tiền lừa đảo.

Bên cạnh đó, Phó thống đốc cho biết lệnh chuyển khoản trực tuyến trên 10 triệu đồng chiếm 11% giao dịch và số người phát sinh giao dịch trên 20 triệu đồng mỗi ngày chỉ chiếm 0,5%. Do đó, việc áp dụng xác thực sinh trắc học vào giao dịch trực tuyến giá trị lớn heo ông sẽ không làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
Hướng dẫn copy sản phẩm từ Tiktok shop của đối thủ

Cách copy sản phẩm từ Tiktok shop của đối thủ

0
Khi sử dụng Ship Xanh, không chỉ có thể copy sản phẩm của chính shop của mình cho mục đích nhân bản shop, copy...
cách lấy link sản phẩm tiktok shop

Cách lấy link sản phẩm Tiktok Shop

0
Để copy sản phẩm từ Tiktok shop của người khác về shop của mình, chúng ta cần lấy được link sản phẩm đó. Cách đơn...
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon