“Doanh nghiệp đổ về Việt Nam, nhưng vẫn ‘rót’ vốn vào các nước khác: Thực tế không ngờ đằng sau”

Trong buổi họp báo diễn ra vào chiều nay (4/5), khi trả lời câu hỏi về việc một số lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ nước ngoài đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam nhưng lại đầu tư ở nơi khác, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn.

Đối với các doanh nghiệp này, việc họ không chỉ đầu tư ở Việt Nam là điều bình thường. Trong ngành bán dẫn, Việt Nam đang thu hút nhiều tập đoàn lớn như Intel, Marvell, Qorvo, Qualcomm, Synopsys, Cadence của Hoa Kỳ, và cả tập đoàn NVIDIA đã hợp tác với Việt Nam về AI và bán dẫn.

Theo ông Trung, việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc vào ba yếu tố chính. Thứ nhất, yếu tố khách quan như tình hình địa chính trị-kinh tế, xu hướng đầu tư hàng hóa và chuỗi cung ứng toàn cầu, an ninh. Thứ hai, yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư như chiến lược đầu tư và mục tiêu phát triển. Thứ ba, yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam thu hút các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

Về thể chế, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, và chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, Việt Nam đã áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn. Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã đầu tư đồng bộ các hạ tầng giao thông, điện lực nhằm phục vụ sản xuất trong các ngành công nghệ.

Việt Nam cũng tập trung phát triển các khu công nghệ cao, đặc biệt là Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, để tạo môi trường, thể chế vượt trội và thuận lợi cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. Với nguồn nhân lực, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Ngoài ra, có các cơ quan có năng lực đào tạo, nghiên cứu, và các trường đại học uy tín như Viettel, VNPT, FPT, CMC.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, với mục tiêu cung cấp 50.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn đến năm 2030.

'Doanh nghiệp đến Việt Nam nhưng đầu tư vào nước khác là chuyện bình thường' - Ảnh 1.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký

Cách đồng bộ tồn kho nhiều shop chỉ trong ít phút

0
Tính năng này giúp bạn quản lý tồn kho tập trung trên Ship Xanh mà không cần phải điều chỉnh tồn kho cho từng...

Tối ưu tốc độ đóng gói đơn hàng

0
Đa số mọi người nhặt hàng đóng gói cho từng đơn hàng lẻ, nếu không đặc thù hàng cồng kềnh thì bạn đừng bao...
theo dõi đơn hàng hoàn

Kiểm soát đơn Hoàn – Hủy

0
Nếu không kiểm soát, bạn sẽ mất tài sản, nỗi đau này rất lớn vì mất cả gốc lẫn lời. Nếu dùng Ship Xanh...
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon