‘Cao tốc 88km với tổng kinh phí hơn 20.000 tỷ, đứng đầu danh sách 12 dự án cao tốc Bắc Nam: 3.200 lao động, 1.100 máy và công nghệ hiện đại’

Dự án lớn nhất trong 12 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc Nam đẩy nhanh tiến độ

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 với chiều dài 729 km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công. Trong đó, dự án có chiều dài lớn nhất là tuyến Quảng Ngãi – Hoài Nhơn.

Dự án có chiều dài 88km, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, lớn nhất trong số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía đông, giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi dài 60,3km, qua tỉnh Bình Định dài 27,7km. Giai đoạn 1, cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80km/h. Dự án do Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành toàn tuyến vào quý III năm 2026.

Trong tháng 4/2024, toàn dự án đã triển khai 43 mũi thi công, huy động gần 3.200 nhân sự, hơn 1.100 máy móc, thiết bị ra công trường

Tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có 3 hầm xuyên núi (hầm 1 dài 610m, hầm 2 dài 698m, hầm 3 dài 3.200 m), cùng 77 cầu, 586 cống, 81 hầm chui dân sinh, trong đó lớn nhất là cầu bắc qua sông Vệ nối 2 huyện Mộ Đức và Tư Nghĩa (dài 610m, cầu dài nhất trên tuyến).

Trong đó, hiện hầm số 1 và số 2 đã được đào thông vượt tiến độ nhiều tháng và thi công 58/77 cầu, đắp nền đường 3,3/12,1 triệu m3, Sản lượng thực hiện đạt khoảng 22% tổng khối lượng. Ban quản lý dự án cho biết, sau khi đào thông, hầm số 1 và số 2 sẽ được tận dụng làm đường công vụ, rút ngắn thời gian vận chuyển, điều phối vật liệu trên toàn tuyến, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công toàn dự án.

Đặc biệt, hầm số 3 thuộc tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn là hầm xuyên núi dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, kết nối hai tỉnh Quảng Ngãi – Bình Định. Hầm số 3 này có địa chất phức tạp nên công tác thi công được nhà thầu triển khai rất thận trọng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn. Hiện nay, tiến độ thi công ống hầm trái đạt 796/3.200m, ống hầm phải đạt gần 854/3.200m.

Cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng, lớn nhất trong 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam: 3.200 người miệt mài làm việc cùng 1.100 máy móc và công nghệ cao - Ảnh 1.

Công nghệ được ứng dụng trong khảo sát, thiết kế và quản lý dự án

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận Tải, tuyến đường này sẽ ứng dụng công nghệ số trong khảo sát, thiết kế và quản lý dự án hạ tầng giao thông.

Cụ thể, ứng dụng công nghệ số nâng cao quản trị dự án khi sử dụng khi sử dụng các thiết bị LiDAR hoặc 3D-Laser Scaning, kết hợp mô hình BIM trên điện toán đám mây nhằm đáp ứng một số mục tiêu: Kiểm soát địa hình, khối lượng, hiện trạng dự án; Quản lý chất lượng, tiến độ trong giai đoạn thi dự án thông qua việc số hóa kết cấu công trình; vật tư, thiết bị, máy móc trên công trường, xác định chính xác khối lượng đào đắp, kích thước hình học của kết cầu đường,…

Trong giai đoạn khảo sát và thiết kế, ứng dụng công nghệ số giúp tối ưu hóa công tác khảo sát và thiết kế; thông qua hệ thống thiết bị quét tự động 3D-Laser-Scanning và bay chụp LiDAR, sẽ hạn chế sự can thiệp của bằng tay của con người, tạo sự minh bạch, đồng bộ, nhanh và chính xác trong hệ thống cơ sở dữ liệu.

Quá trình mô hình hóa 3D hỗ trợ công tác thẩm tra lại hồ sơ do tư vấn đã thực hiện (địa hình, địa chất lòng sông, mỏ vật liệu, bãi đổ thải, phạm vi GPMB,…) đảm bảo tính đúng, tính đủ; phục vụ báo cáo cơ quan Nhà nước.

Trong giai đoạn thi công, thiết bị 3D-Laser-Scanning tự động ghi lại kích thước cấu kiện công trình, kiểm tra sự phù hợp với hồ sơ thiết kế; xác định chính xác kích thước hình học của mái dốc taluy nền đường, độ dốc mui luyện của lớp mặt bê tông nhựa trong từng giai đoạn rải thảm; xác định chính xác kích thước các bãi tập kết vật liệu (cát, đá, sỏi).

Trong công tác quản lý dự án sẽ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và Big Data, công nghệ nhân bản, song sinh kỹ thuật số Digital Twins và hệ thống thiết bị 3D-Laser Scanning để đánh giá định kỳ, phát hiện thay đổi và dự báo phòng ngừa các sự cố, lên kế hoạch bảo trì, trong quá trình vận hành, khai thác công trình.

Ngoài ra, ứng dụng thiết bị LiDARpod gắn trên xe cho phép tạo ra trên một triệu xung ánh sáng mỗi giây để thực hiện kiểm tra đo vẽ bề mặt; để phát hiện mức độ chuyển vị, biến dạng, khuyết tật, hư hỏng, vết nứt, bong tróc của công trình đang khai thác. Tiếp đó dữ liệu Scanning sẽ được tự động chuyển sang phần mềm CAD Drawing và CAD-Revit với độ chính xác cao theo yêu cầu, để cung cấp cho việc thiết kế, sửa chữa gia cường và bảo trì.

Xem thêm

Theo dõi Team

16,839FansLike
16,698FollowersFollow
12,898SubscribersSubscribe

Nga tịch thu hàng trăm triệu USD của Deutsche Bank, UniCredit

0
Trong đó, Deutsche Bank, Commerzbank của Đức là hai ngân hàng bảo lãnh cho vay theo hợp đồng xây dựng nhà máy khí đốt...

Giá cổ phiếu công ty điều hành chuỗi lẩu Haidilao tăng vọt tại Mỹ

0
Chốt phiên 17/5 - phiên giao dịch đầu tiên trên sàn Nasdaq (Mỹ), cổ phiếu Super Hi International tăng 38%. Việc này giúp công...

Canada cân nhắc tăng thuế xe điện Trung Quốc

0
Bộ trưởng Thương mại Canada Mary Ng cho biết "đang xem xét vấn đề này rất cẩn thận" cùng với việc đối thoại cởi...

Giá Bitcoin lên cao nhất một tháng

0
Giá Bitcoin (BTC) đã cải thiện lên trên mức 67.000 USD, tăng gần 3% trong 24 giờ qua. Có thời điểm, tiền số lớn...

Hãng bay tốt nhất thế giới thưởng nhân viên gần 8 tháng lương

0
Theo thông báo nội bộ của CEO Goh Choon Phong, mỗi nhân viên sẽ nhận khoản thưởng chia sẻ lợi nhuận tương đương 7,94...
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon