Lý do Warren Buffett không đầu tư vào vàng

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay ở 2.343 USD một ounce, giảm hơn 30 USD. Tuy nhiên trong phiên, kim loại quý có thời điểm lên 2.429 USD – mốc kỷ lục mới. Trong nước, mặt hàng này cũng giảm, quanh 83 triệu đồng một lượng. Trước đó, vàng miếng đạt đỉnh 85 triệu đồng, nhẫn trơn 24K cũng lên tới 78 triệu một lượng.

Các nhà đầu tư đưa ra nhiều lý do khác nhau để sở hữu vàng. Ở góc độ nào đó, kim loại quý đã được coi là tiền tệ trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng số khác lại giữ quan điểm vàng là tài sản nằm yên trong két sắt, không giúp tạo ra bất cứ thứ gì nên không có giá trị thặng dư. Đó là lý do tại sao nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới Warren Buffett không bao giờ đầu tư vào vàng.

Trong lá thư gửi các cổ đông năm 2011, ông chỉ ra với số tiền mua toàn bộ vàng trên thế giới, một nhà đầu tư có thể mua tất cả đất trồng trọt ở Mỹ và còn dư tiền để có thêm 16 tập đoàn ExxonMobil – “ông trùm” dầu khí có doanh thu lớn nhất toàn cầu. Theo thời gian, những thứ trên sẽ mang lại nhiều mùa màng và cổ tức dồi dào. Trong khi ai mua vàng vẫn chỉ có được một kho chất đầy thanh kim loại óng ánh.

Ông cũng cho rằng vàng có một số ứng dụng trong công nghiệp và trang trí, nhưng nhu cầu cho những mục đích này hạn chế, không tạo ra sản phẩm mới. “Nếu bạn sở hữu một ounce vàng, cuối cùng bạn vẫn chỉ có một ounce đấy mà thôi”, tỷ phú Warren Buffett từng viết.

Warren Buffett trong buổi phỏng vấn báo chí hồi năm 2018. Ảnh: CNBC

Warren Buffett trong buổi phỏng vấn báo chí hồi năm 2018. Ảnh: CNBC

Vị tỷ phú 90 tuổi chia các khoản đầu tư trên thị trường thành ba loại. Thứ nhất, các khoản đầu tư bằng tiền bao gồm tài khoản tiết kiệm, trái phiếu và các loại hình đầu tư tương tự khác với tính rủi ro thấp. Thứ hai là tài sản hữu ích, những loại có thể tăng giá theo thời gian và có thể tạo ra tài sản có giá trị, như cổ phiếu hay bất động sản cho thuê.

Cuối cùng là tài sản không tạo ra giá trị và vàng được xếp vào nhóm này.

William Bernstein – tác giả cuốn sách “Bốn trụ cột đầu tư”, cho rằng khi mọi kênh đầu tư đi xuống, vàng là thứ có khả năng hoạt động tốt. Nhưng về lâu dài, nhà đầu tư sẽ có lợi hơn với những tài sản tăng trưởng và mang lại lợi nhuận với mức lãi gộp. Do đó, ông thích quan điểm không đầu tư vàng như Warren Buffett.

[wpcc-iframe sandbox=”” frameborder=”0″ height=”500″ scrolling=”no” data-src=”https://flo.uri.sh/visualisation/17539374/embed” width=”100%”]

Nhìn chung, khi thị trường rủi ro, nhà đầu tư có xu hướng chạy khỏi các loại tài sản như cổ phiếu, để tìm đến nơi trú ẩn an toàn, gồm vàng và trái phiếu. Điều đó có nghĩa lực cầu của kim loại quý sẽ tăng cao trước và trong thời kỳ suy thoái.

Ford O’Neill – đồng quản lý danh mục đầu tư tại Fidelity Strategic Real Return Fund, một chiến lược quỹ tương hỗ tập trung bảo vệ các nhà đầu tư khỏi rủi ro lạm phát, cho biết nếu xét theo lý thuyết trên, xu hướng tăng giá gần đây của vàng hơi kỳ lạ. “Chúng ta đang thấy hàng loạt tài sản tăng giá mạnh từ cổ phiếu, trái phiếu đến tiền số. Vậy tại sao vàng vẫn lập kỷ lục?”, ông đặt câu hỏi.

Giá vàng thường diễn biến ngược chiều với lãi suất, do kim loại quý không trả lãi cố định. Vì thế, khi lãi suất tăng, nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi các kênh đầu tư cho lợi nhuận cao hơn, như trái phiếu. Ngược lại, trong môi trường lãi suất thấp, vàng lại hấp dẫn hơn.

Tuy kịch bản kinh tế hiện tại có thể hỗ trợ giá vàng, Tim Hayes – chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại Ned Davis Research, cho rằng chỉ nên xem nó là một tài sản giúp đa dạng hóa danh mục. “Đừng biến vàng thành xương sống trong danh mục đầu tư của bạn”, chuyên gia nhấn mạnh.

(theo CNBC)

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký

Cách xem nhanh % phí sàn Shopee, Tiktok, Lazada trên danh sách đơn

0
Phí các sàn đang trải dài từ x cho đến xx %, cho nên việc theo dõi phí của sàn là vô cùng cần...
Hướng dẫn copy sản phẩm từ Tiktok shop của đối thủ

Cách copy sản phẩm từ Tiktok shop của đối thủ

0
Khi sử dụng Ship Xanh, không chỉ có thể copy sản phẩm của chính shop của mình cho mục đích nhân bản shop, copy...
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon