“Tăng giá vé máy bay khiến nhân dân ‘nổi điên’, ngành hàng không câm lặng”

Tuy nhiên, theo VTC News sáng 4/5, một lãnh đạo một hãng hàng không đã cho biết, nguyên nhân chính là do “đẩy mạnh khai thác quốc tế, nỗ lực tái cơ cấu và yếu tố mùa vụ cao điểm”.

Báo cáo tài chính quý đầu năm ghi nhận doanh thu tăng mạnh

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 vừa công bố của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) cho thấy doanh thu thuần hợp nhất đạt 27.964 tỷ đồng, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hợp nhất đạt hơn 31.700 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ.

Giá vốn tăng chưa đáng kể chỉ tăng xấp xỉ 11%. Nhờ vậy, lợi nhuận gộp VNA cải thiện mạnh mẽ với mức tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt 4.084 tỉ đồng.

Ngoài ra, lợi nhuận của VNA còn đến từ khoản “thu nhập khác” với 3.634 tỷ đồng. Khoản thu nhập khác phần lớn đến từ mục “xóa nợ” 3.030 tỷ đồng và thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hơn 568 tỷ đồng, còn lại tiền phạt và thu từ hoạt động bán cho thuê lại máy bay không đáng kể…

Sau trừ chi phí và thuế, lãi ròng hợp nhất của VNA đạt 4.441 tỷ đồng.

Báo cáo cho thấy VNA đã báo lãi sau 16 quý liên tiếp thua lỗ. Thậm chí, đây còn là mức thu lợi cao nhất từ trước đến nay (31.700 tỷ đồng trong quý I/2024 so với 25.500 tỷ đồng trong quý I/2019).

Bị nghi lãi lớn do tăng giá vé máy bay, ngành hàng không nói gì? - Ảnh 1.

Việc tăng cường khai thác quốc tế đóng góp nhiều vào lợi nhuận của ngành hàng không. (Ảnh minh họa: VNA)

Cũng như vậy, Vietjet Air cũng đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 540 tỷ đồng trong quý I/2024, gấp 3 lần so với quý I/2023 – mức lợi nhuận cao nhất từ năm 2020.

Trong quý I/2024, doanh thu hợp nhất của VJC đạt 17.791 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận gộp của VJC cũng đã cải thiện từ mức 1.062 tỷ đồng cùng kỳ lên 1.745 tỷ đồng quý I năm nay. Nhờ vậy, hệ số biên lợi nhuận đạt 9,8%, tốt hơn so với mức 8,2% quý I/2023. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của VJC đạt 540 tỉ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Trước đó, Vietravel Airlines báo lãi trong quý I/2024 hơn 10 tỷ đồng. Doanh thu của Vietravel Airlines đạt trên 491 tỷ đồng, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm 2023.

Doanh thu của các hãng bay nội địa tăng mạnh trong những tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh giá vé máy bay nội địa tăng mạnh. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính của việc các hãng bay lãi “khủng” là do giá vé máy bay tăng cao.

Ngành hàng không không giải thích gì?

Thông tin từ VNA cho biết việc lãi lớn là do doanh thu vận tải hàng không quốc tế tăng mạnh, đạt hơn 13.800 tỷ đồng, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đóng góp của mảng bay quốc tế vào doanh thu vận tải hàng không của Vietnam Airlines đã đạt 65%, tăng gấp 3 lần so với mức ở đáy vào năm 2021. Tỷ trọng số chuyến bay và doanh thu vận tải quốc tế cũng đã tiệm cận với mức trước đại dịch, rất gần với mức của quý I/2019.

Bị nghi lãi lớn do tăng giá vé máy bay, ngành hàng không nói gì? - Ảnh 2.

Tình hình kinh doanh vận tải quốc tế của VNA.

Ngoài ra, yếu tố mùa vụ cao điểm theo quy luật thị trường hàng năm đã đóng góp vào kết quả kinh doanh tăng trưởng của VNA trong ba tháng đầu năm 2024.

Các công ty con kinh doanh có lãi cũng đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh chung của tổng công ty.

Trong đó, kết quả từ Pacific Airlines về việc trả toàn bộ tàu bay đang thuê cho chủ tàu và xử lý các khoản nợ đã giúp tổng công ty ghi nhận tăng đột biến khoản mục “Thu nhập khác”, góp phần đáng kể vào lợi nhuận hợp nhất quý I.

Một yếu tố quan trọng khác theo VNA là việc hãng đã thúc đẩy nâng cấp chất lượng dịch vụ và chuyển đổi số, từ đó gia tăng thu hút phân khúc khách hàng mang lại doanh thu cao.

VNA đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đội bay và nguồn nhân lực, tăng tải cung ứng, thuê ướt tàu bay để đáp ứng nhu cầu hành khách, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giá dịch vụ và lãi suất… “, báo cáo của VNA nêu.

Xu hướng phục hồi toàn ngành hàng không

Phục hồi và khởi sắc đang được coi là xu hướng chung của thị trường hàng không toàn cầu sau dịch COVID-19.

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường vận tải khách quốc tế chiếm 60,1% tổng lượng khách luân chuyển (RPK) toàn cầu trong năm 2023, cao hơn đáng kể so với mức 37,6% của năm 2021 và gần với con số 63,8% của năm 2019.

Bị nghi lãi lớn do tăng giá vé máy bay, ngành hàng không nói gì? - Ảnh 3.

Phục hồi và khởi sắc đang là xu thế chung của thị trường hàng không toàn cầu sau dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

IATA cũng dự báo doanh thu của các hãng bay toàn cầu có thể tăng trưởng 7,6% lên mức kỷ lục 964 tỷ USD trong năm 2024. Lợi nhuận hoạt động dự kiến đạt 49,3 tỷ USD. Lợi nhuận ròng cũng được dự báo tăng trưởng 10% lên 25,7 tỷ USD.

IATA cũng dự báo sẽ có khoảng 4,7 tỷ người đi máy bay trong năm 2024, vượt qua mức đỉnh cũ là 4,5 tỷ người vào năm 2019. Sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không năm này có thể đạt 61 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với 2023.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, các hãng bay trong nước đã thực hiện tổng cộng 66.605 chuyến bay trong quý I/2024.

Hôm qua (3/5), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Vụ Vận tải và Cục Hàng không rà soát, kiểm tra việc giá vé máy bay tăng cao, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5.

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.

Trong trường hợp phát hiện bất thường, cần chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý ngay vi phạm theo thẩm quyền (nếu có). Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá của các hãng hàng không, tuyệt đối không để tình trạng tăng giá vé trái quy định “, Bộ GTVT nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT yêu cầu Vụ Vận tải tham mưu cho Bộ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách, tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân, bình ổn giá vé, đặc biệt là dịp cao điểm hè sắp tới.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon