“Where did it all go wrong for Kodak?”

Từ người tiên phong

Kodak đã từng được biết đến là nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ. Vào năm 1888, họ đã cách mạng hóa nhiếp ảnh cá nhân bằng cách giới thiệu chiếc máy ảnh phim cầm tay đầu tiên trên thế giới có tên là Kodak.

Điều này đã mang lại sự thành công vượt bật, đến mức công ty đã đổi tên từ Eastman Dry Plate and Film Company thành Eastman Kodak Company chỉ sau 4 năm.

Chiếc máy ảnh Kodak ban đầu là loại point-and-shoot (chỉ cần nhìn và chụp) đi kèm với khẩu hiệu marketing nổi tiếng: “Chỉ cần bấm nút, chúng tôi lo phần còn lại”.

Chuyện gì đã xảy ra với Kodak?- Ảnh 1.

Chỉ trong thập kỷ đầu tiên, ước tính đã có hơn 1,5 triệu chiếc máy ảnh Kodak được bán ra, mở ra một thời đại mới cho nhiếp ảnh cá nhân.

Chiếc máy ảnh pocket đầu tiên mang tên Kodak Brownie được ra mắt vào năm 1900, giúp việc chụp ảnh cá nhân trở nên tiện lợi hơn nhiều so với chiếc Kodak ban đầu phải gửi đi chung với cuộn phim để tráng ảnh.

Trong suốt thế kỷ 20, Kodak tiếp tục đem đến nhiều sáng tạo mới trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Ví dụ như bộ phim màu Kodachrome được tung ra vào năm 1935, máy ảnh lấy liền Instamatic giá rẻ ra mắt năm 1963, máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1975 và nhiều cải tiến khác trong những thập kỷ tiếp theo, đáng chú ý nhất là mẫu máy ảnh DSLR đầu tiên ra mắt vào năm 1991.

Đến điềm báo suy tàn

Tuy nhiên, chính chiếc máy ảnh năm 1975 lại là báo hiệu cho sự suy tàn của Kodak.

Họ đã từ bỏ dự án này do lo ngại rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu chính của công ty, đó là bán phim ảnh.

Dù Kodak đã trở lại lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số vào đầu những năm 2000, nhưng họ vẫn giữ nguyên mô hình kinh doanh truyền thống – coi máy ảnh chỉ là sản phẩm “kéo khách”, hy vọng sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để bán các dịch vụ khác bằng cách chấp nhận lỗ 60 USD trên mỗi chiếc máy được bán ra.

Trong khi đó, Fujifilm của Nhật Bản đã mở rộng vào thị trường Mỹ với chiến lược marketing mạnh mẽ từ những năm 1980 và dần chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực phim của Kodak, đẩy họ phải khiếu kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1998 (đơn kiện sau đó đã bị từ chối).

Chuyện gì đã xảy ra với Kodak?- Ảnh 2.

Trượt dốc

Khi thị trường chuyển dịch từ phim sang kỹ thuật số trong những năm 2000, Kodak đã cố gắng tìm cách thích ứng hoạt động của mình. Matthew Troy, một nhà phân tích tại Citigroup Investment Research, đã nói với The New York Times vào tháng 5/2008 rằng: 

“Họ muốn trở thành Ngân hàng Thế giới của ngành hình ảnh, cung cấp giải pháp theo thương hiệu Kodak cho mọi thứ liên quan đến hình ảnh”.

Điều này đồng nghĩa với việc Kodak phải xác định các mảng kinh doanh không còn phù hợp để bắt đầu loại bỏ, bắt đầu từ lĩnh vực hình ảnh y tế với giá 2,35 tỷ USD vào năm 2007 và ngừng sản xuất bộ phim màu Kodachrome 35mm vào năm 2009.

Họ cũng đã chuyển hướng sang các sản phẩm tiềm năng khác trong lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số như màn hình OLED và máy in chuyên dụng, kinh doanh các bằng sáng chế của riêng mình.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian này, các công ty điện tử tiêu dùng đã vượt mặt Kodak trong lĩnh vực máy ảnh. Kodak đã giảm từ vị trí dẫn đầu vào năm 2005 xuống hạng tư vào năm 2007 và hạng bảy vào năm 2010.

Các nhà sản xuất máy in như Hewlett-Packard và Xerox đã vượt mặt Kodak trong lĩnh vực máy in ảnh.

Chuyện gì đã xảy ra với Kodak?- Ảnh 3.

Phá sản và hiện tại

Kodak đã đệ đơn xin phá sản với nhà chức trách Mỹ vào tháng 1/2012, với trọng tâm là bán một phần trong số 1.100 bằng sáng chế để kiếm được 965 triệu USD để tiếp tục hoạt động.

Kết quả là họ chỉ thu được 525 triệu USD sau khi bán các bằng sáng chế cho hàng chục tập đoàn lớn bao gồm Apple, Google, Microsoft, Facebook, Samsung, Fujifilm và Adobe.

Mức giá này thấp hơn mong đợi của Kodak, nhưng đó là mức giá tốt nhất họ có thể nhận được vào thời điểm đó.

Quá trình phá sản kết thúc vào tháng 9/2013, mở ra một Kodak mới – hoặc chính xác hơn là hai thực thể mới.

Một phần của Kodak đã được tách ra để tạo thành Kodak Alaris, sẽ điều hành các hoạt động kinh doanh về “Hình ảnh tài liệu” và “Hình ảnh cá nhân hóa”.

Công ty Eastman Kodak ban đầu tập trung vào kinh doanh in ấn thương mại và phim quay phim. Với việc Fujifilm rời khỏi thị trường Mỹ vào năm 2013, nhu cầu lớn về bộ phim ở Hollywood chỉ có thể đến từ một nguồn cung duy nhất, và điều đó đáng mừng đối với Kodak.

Công ty đã ký kết các thỏa thuận dài hạn với hầu hết các hãng phim lớn vào năm 2020 và trong cùng năm, chính phủ Mỹ đã cho vay 765 triệu đô la để hỗ trợ sản xuất nguyên liệu cho các sản phẩm dược phẩm.

Chuyện gì đã xảy ra với Kodak?- Ảnh 4.

Xem thêm

16,839Thành viênThích
16,698Người theo dõiTheo dõi
12,898Người theo dõiĐăng Ký
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon